Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Những nghề bạn có thể làm với tấm bằng kỹ sư cơ khí

Khi tôi vào năm nhất đại học một trường kỹ thuật, một giáo sư tại đây đã nói với lớp tôi rằng, các bạn đừng bao giờ hối hận khi vào học trường kỹ thuật. Tại sao? Tại vì tốt nghiệp xong bạn có thể làm việc trong cả các ngành kỹ thuật và các ngành kinh tế.


Cùng Goviec tìm hiểu xem với tấm bằng kỹ sư cơ khí thì bạn có thể làm trong những lĩnh vực kỹ thuật hoặc ngoài kỹ thuật nào, để bạn tự có một định hướng nghề nghiệp tốt hơn: 

Những kỹ sư tốt nghiệp ngành cơ khí được nhà tuyển dụng ở hầu hết các ngành công nghiệp kỹ thuật săn tuyển, các vị trí làm việc trong các ngành công nghiệp như sau:
  1.  Công nghiệp hàng không: nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, vận hành và bảo trì 
  2.  Công nghiệp ô tô: thiết kế, sản xuất, phân phối và phát triển thị trường
  3.  Công nghiệp hóa học: các công ty dầu mỏ, công ty sản xuất hóa chất, và các doanh nghiệp kinh doanh phụ trợ (như xây dựng nhà máy mới, hoặc phát triển công nghệ sản xuất mới) 
  4.  Công nghiệp xây dựng: thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng và dịch vụ xây dựng (như kỹ thuật thông gió và làm nóng) 
  5.  Công nghiệp quốc phòng: cung cấp thiết bị, hỗ trợ và dịch vụ cho quân đội và cơ quan an ninh quốc gia. 
  6.  Công nghiệp điện tử: thiết kế và sản xuất linh kiện và hoàn thành thiết bị cho các lĩnh vực từ ô tô đến y học và quân đội
  7.  Công nghiệp bán lẻ: sản xuất sản phẩm như thiết bị vệ sinh cá nhân, vệ sinh gia đình và thức ăn nhanh. 
  8.  Công nghiệp hàng hải: phát triển và hỗ trợ vận hành tàu thuyền 
  9.  Công nghiệp vật liệu và kim loại: các hoạt động bao gồm phát triển vật liệu mới, sản xuất hợp chất hoặc thành phầm cuối cùng. 
  10.  Công nghiệp dược: phát triển và sản xuất thuốc
  11.  Công nghiệp đường sắt: thiết kế, xây dựng, quản lý và duy trì hệ thống đường sắt từ tàu hỏa, tới hệ thống đường ray cho tàu điện từ, điện ngầm. 
  12. Công nghiệp công cộng: hỗ trợ cung cấp điện, nước, hệ thông xử lý nước thải, viễn thông. 

Chính xác thì nghề nghiệp của các bạn kỹ sư cơ khí sau khi tốt nghiệp là gì?

Cùng xem các tiền bối trong các ngành kỹ thuật nói gì:


· Andy Haasz, quản lý bộ phận kỹ thuật vật liệu taị Rolls-Royce, phác họa vai trò công việc tại ngành công nghiệp hàng không như sau: các kỹ sư cơ khí tốt nghiệp có thể làm việc với một hoặc nhiều vật liệu yêu cầu cho chế tạo động cơ hàng không Rolls-Royce. Họ có thể được đánh giá thông qua khả năng thiết kế, tối ưu về giá cả và trọng lượng của vật liệu hoặc xây dựng quy trình sản xuất tốt nhất. Sau đó, bạn có thể trở thành chuyên gia kỹ thuật, quản lý dự án kỹ thuật như cải thiện thiết kế động cơ….

· Pamela Wilson, quản lý kỹ thuật tại BAE Systems, phác họa vai trò công việc trong ngành công nghiệp quốc phòng như sau: kỹ sư cơ khí tham gia vào việc thiết kế, phát triển và thử nghiệm hệ thống cơ khí phức tạp. Thông qua mô hình 3D và nhiều loại công cụ phân tích, họ phải đảm bảo sự toàn vẹn của cấu trúc, đặc tính về nhiệt, về khối, chế tạo, lắp ráp và chi phí thiết bị phải đáp ứng được yêu cầu đặt ra khi thiết bị hoạt động trong môi trường không khí, biển hoặc mặt đất.

· Kỹ sư tốt nghiệp ngành cơ khí cũng có thể chọn làm việc trong ngành công nghệ vật liệu. Họ sẽ tham gia và quá trình phát triển kỹ thuật và cải tiến quy trình sản xuất hoặc bộ phận hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng.

· Tương tự như trong ngành công nghiệp sản xuất điện, Paul Clarke, nhà phát triển tại EDF Energy – Generation, nói rằng: thông thường kỹ sư cơ khí duy trì các yếu tố trong nhà máy cơ khí (như hệ thống turbine hơi/ ga, máy bơm, hệ thống van, ống, máy nghiền than, hệ thống trao đổi nhiệt, hệ thống làm lạnh, bình dự trữ…v.v)

· Jerry England, Giám đốc quản lý cơ sơ vật chất tại Network Rail, phác họa vai trò của kỹ sư cơ khí trong ngành công nghiệp đướng sắt như sau: kỹ sư cơ khí làm việc với hệ thống đường ray, hệ thống tàu (tàu hỏa, tàu điện….)

· Trong ngành công nghiệp công cộng, kỹ sư có khí có thể làm việc với hệ thống áp suất, ăn mòn, ma sát, thiết kế hệ thống hoặc thiết bị

· Kỹ sư cơ khi trong ngành công nghiệp dầu khí tham gia vào việc thiết kế, bảo trì thiết bị máy móc như hệ thống đường ống, van, turbine, và đảm bảo chúng hoạt động tốt và an toàn.

· Lee Hankins, Kỹ sư cấp cao của Johnson Matthey giải thích vai trò trong ngành công nghiệp hóa chất như sau: Thông thường kỹ sư cơ khí tham gia vào cải tiến hệ thống phân phối và hỗ trợ kỹ thuật cho băng truyền, lò công nghiệp, hệ thống ống, van, bơm, và các máy móc tự động.

Còn nếu bạn tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư và muốn làm việc trong lĩnh vực ngoài kỹ thuật?

Bạn vẫn có rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp như hỗ trợ kỹ thuật, sales thiết bị máy móc, hậu cần/ vận tải. Hoặc bạn có thể làm kỹ thuật trong những năm đầu đời, sau đó chuyển dần sang các ví trí về kinh tế/ quản lý, hoặc bạn có thể làm nhà tuyển dụng các vị trí về kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật…

Cuối cùng, hãy nhớ rằng có khoảng 40% các công việc cho sinh viên mới tốt nghiệp mà không yêu cầu ngành nghề cụ thể. Các hoạt động ngoại khóa, các kỹ năng phát triển được khi còn trên ghế nhà trường chính là công cụ để bạn tìm một con đường sự nghiệp hoàn toàn khác. 

---------------------------------------------------------------------------------------------

Previous Post
Next Post

post written by:

0 nhận xét: